(chotlo3s.com) CÙNG chotlo3s.com UPDATE TÌNH HÌNH COVID-19 CHUNG SÁNG 10/4:
- Số ca không qua khỏi 95.722 tăng 6.887 ca so với hôm qua
- Số ca nhiễm: 1.603.719 tăng 93.631 so với hôm qua
- Số ca hồi phục xuất viện 356.655 tăng 26.971 ca so với hôm qua
*TÌNH HÌNH VIỆT NAM:
- Sáng nay chúng ta không có ca nhiễm nào mới, hiện tổng số người mắc covid-19 ở Việt Nam vẫn là 255 người, có 128 người đã khỏi bệnh, hôm nay dự kiến sẽ có thêm 14 ca nữa được ra viện.
- Số người đang nghi nhiễm hiện là 2,544 người, số đang ở trong khu cách ly để xét nghiệm là 74,941.
- Chiều qua Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly xã hội, không đeo khẩu trang, không có việc cấp thiết nhưng vẫn ra đường.
- Việc có chấm dứt cách ly xã hội vào ngày 15/4 tới hay không sẽ tùy vào tình hình dịch bệnh và cả ý thức của người dân, thủ tướng sẽ là người quyết định việc này.
- 250 cán bộ y tế đã được huy động để về xét nghiệm toàn bộ người dân thôn Hạ Lôi.
- CDC Hà Nội cho biết liên quan đến bệnh nhân 254 đang chạy thận tại Bệnh viện Thận Hà Nội đã có 45 trường hợp tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân (gồm 28 nhân viên y tế và 17 bệnh nhân). Cả viện đang được cách ly theo dõi.
- Quảng Ninh cho biết tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ở Uông Bí đã áp dụng không đón khách đến thăm, không mang đồ, mua đồ từ ngoài vào viện để phòng COVID -19.
- Hôm qua có thêm 2 ca khỏi bệnh nữa, tổng số ca khỏi là 127 ca. Tuy nhiên ca người bác của bệnh nhân 17 lại trở nặng, đã ngừng tuần hoàn 3 lần, dự kiến sẽ lại phải sử dụng ECMO. Thêm nữa có 1 bệnh nhân đã 2 lần âm tính nhưng trong xét nghiệm gần nhất đã dương tính trở lại.
- Thủ tướng đề nghị các bộ nghiên cứu cách đưa những người Việt vẫn đang bị mắc kẹt tại các sân bay trên thế giới về nước.
- Hà Nội cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự, bắt khẩn cấp 3 người để điều tra về hành vi làm quần áo bảo hộ y tế giả.
- Tp.HCM chuẩn bị các kịch bản xấu nếu dịch lan mạnh Tình huống xấu nhất là khi có 500 người nhiễm thành phố sẽ huy động 3,700 giường bệnh, 150 giường hồi sức; 1,800 bác sĩ và điều dưỡng để điều trị.
- TP HCM đã xử phạt gần 2.500 người không đeo khẩu trang nơi công cộng với số tiền gần 500 triệu đồng.
- Bắc Giang yêu cầu người dân không được đến Hà Nội và TP HCM, nếu bắt buộc phải đi thì khi về phải đi cách ly tập trung 14 ngày; sau đó tiếp tục tự cách ly tại nhà 14 ngày.
*TÌNH HÌNH THẾ GIỚI:
- Hơn 400 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã dương tính với virus, đây có thể sẽ là 1 ổ dịch lớn nhất trong quân đội Mỹ. Tàu sân bay USS Ronald Reagan cũng vừa cho biết họ có 15 thủy thủ dương tính với virus, tàu USS Nimitz cũng báo có ca nhiễm nhưng chưa rõ là bao nhiêu.
- Bang Chicago tận dụng các kho lạnh để có thể lưu trữ được thêm khoảng 2,000 nạn nhân không qua khỏi bởi dịch.
- Từ thời điểm dịch bùng phát cho đến giờ đã có hơn 16 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp, con số này sẽ còn cao hơn nữa nếu dịch không có dấu hiệu hạ nhiệt. Hiện Mỹ đứng đầu thế giới với 461,437 ca nhiễm và 16,691 ca không qua khỏi. Tổng thống Mỹ khẳng định phác đồ điều trị covid-19 sẽ được thử nghiệm và đưa ra sớm.
- Cho đến sáng nay Italy có 143,626 ca nhiễm và 18,279 ca không qua khỏi. Biện pháp phong tỏa toàn quốc dự kiến sẽ kết thúc vào 13/4 nhưng với tình hình này chắc chắn việc phong tỏa sẽ còn tiếp tục thêm vài tuần nữa.
- Tây Ban Nha dự kiến sẽ kéo dài thời hạn phong tỏa cho đến tháng 5 để xử lý dịch triệt để hơn. Sáng nay Tây Ban Nha có 153,222 ca nhiễm và 15,447 ca không qua khỏi.
- Nước Anh vừa nhận được 60 máy thở từ Đức, đây là số máy thở Đức hứa sẽ hỗ trợ miễn phí sau khi Bộ y tế Anh kêu gọi các nước giúp nước này có thêm máy thở. Từ đầu tháng 3 đến giờ nước này đã mua hoặc nhận tài trợ 480 máy thở từ Trung Quốc, Mỹ, Đức, Thụy Điển và Đài Loan (không phải thuộc Trung Quốc). 65,077 ca nhiễm và 7,978 ca không qua khỏi là con số nước này vừa đưa ra.
- Vị bác sỹ cảnh báo sớm với thủ tướng Anh về nguy cơ bùng phát dịch và kêu gọi trang bị thêm vật tư cho nhân viên y tế đã không qua khỏi sau khi nhiễm virus. Chính thủ tướng Anh cũng bị nhiễm và vừa mới được đưa ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt tối hôm qua.
- Đức có thể sẽ nới lỏng dần các biện pháp chống dịch sau dịp lễ Phục sinh bởi các số liệu đang cho thấy sự chững lại về lây lan của covid-19. Hiện nước này đang làm khoảng 100 nghìn xét nghiệm 1 ngày và vẫn đang trống 40% số giường chăm sóc đặc biệt. Đức đến sáng nay có tổng số 118,235 ca nhiễm và 2,607 ca không qua khỏi.
- Pháp hiện có 117,749 ca nhiễm với 12,210 ca không qua khỏi.
- Phần Lan vừa quyết định sẽ kéo dài các lệnh phong tỏa cách ly ở nước này cho đến 13/5, tổng thời gian cách ly ở nước này rơi vào khoảng 1.5 tháng.
- Thụy Điển có số ca không qua khỏi tăng nhanh, hiện giờ đã có 792 ca không qua khỏi và 9,141 ca nhiễm. Quốc gia này vẫn chưa ban hành lệnh phong tỏa, chỉ kêu gọi người dân lớn hơn 70 tuổi phải ở nhà và người dân nên giữ khoảng cách với nhau. Các quán bar nhà hàng tại Thụy Điển vẫn mở cửa bình thường.
- Bộ trưởng tài chính các quốc gia thuộc liên minh châu Âu vừa thống nhất được gói hỗ trợ cho các nước thành viên để chống dịch và phục hồi kinh tế, số tiền hỗ trợ sẽ được công bố sau.
- Đã có hơn 1 triệu người dân Canada nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ đầu đợt dịch đến giờ, hiện Canada đang có 20,765 ca nhiễm và 509 ca không qua khỏi.
- Pakistan sáng nay báo lên có 4,489 ca nhiễm và 65 ca không qua khỏi. Tuy nhiên theo lời của 1 nhà báo tại nước này thì tờ báo tiếng Anh Dawn phát hành nội địa lại báo 1 con số khác, cao hơn con số được đưa ra quốc tế.
- Iran ra lệnh cấm tụ tập đông người trong dịp lễ Ramadan, chính phủ nước này cũng vừa cho biết đã có 35 cảnh sát không qua khỏi trong quá trình trấn áp 1 cuộc nổi loạn của tù nhân phản đối các điều kiện sống trong nhà tù có thể dẫn đến lây lan virus nhanh hơn. Lãnh tụ tối cao của nước này cũng cho biết sẽ tìm cách cho người dân quay trở lại làm việc sớm. Số ca nhiễm tại Iran hiện là 66,220 ca không qua khỏi 4,110.
- Iraq đến sáng nay có 1,202 ca nhiễm và 69 ca không qua khỏi. WHO đang làm việc cùng bộ y tế Iraq để tìm cách sản xuất 1 vài chất thử cùng với khẩu trang để giúp hạn chế dịch bùng phát do sự hạn chế trong khả năng cạnh tranh mua vật tư tiêu hao và thiết bị y tế của nước này.
- Quốc gia đông dân nhất thế giới Arab là Ai Cập cho biết họ hiện có 1,699 ca nhiễm và 118 ca không qua khỏi.
- Chile kêu gọi người dân nên thực hiện nghĩa vụ về đạo đức làm người để ở yên trong nhà trong đợt lễ Phục sinh này. Hiện quốc gia Nam Mỹ này có gần 6 nghìn ca nhiễm, 57 ca không qua khỏi. Có nhiều người giàu đã dùng chiêu bay máy bay trực thăng riêng để ra khỏi thành phố về các khu nghỉ dưỡng riêng của mình để trốn lệnh phong tỏa.
- Brazil ngoài việc phải lo chống dịch, lo những phát ngôn và hành động không giống ai của tổng thống Bolsanero, thì còn phải lo tìm cách dập được dịch ở trong các khu ổ chuột favela vốn là địa bàn của các băng đảng và việc nhân viên y tế tiếp cận người dân tại đây đang gặp khó khăn do không được các băng đảng cho phép. Hiện Brazil đang có 18,145 ca nhiễm và 954 ca không qua khỏi, đã có các ca không qua khỏi đầu tiên ở trong những khu favela nói trên. 1 bệnh viện dã chiến đã được dựng lên cạnh sân vận động huyền thoại Maracana.
- Tổng thống Botswana và 63 thành viên nội các lại tiếp tục phải cách ly lần thứ 2 trong vòng 1 tháng sau khi tiếp xúc gần với 1 người bị nhiễm virus.
- Nam Phi sẽ kéo dài thời hạn phong tỏa toàn quốc thêm 2 tuần nữa. Hiện quốc gia này đang có 1,934 ca nhiễm và 18 ca không qua khỏi.
- Đức Giáo hoàng tổ chức lễ Tiệc ly vào thứ 5 tuần thánh tại nhà thờ thánh Peter không có người, chỉ livestream cho giáo dân, tiếp tục kêu gọi giáo dân ở nhà và thực hiện các buổi lễ đơn giản.
- WHO lo ngại sự bùng phát của dịch tại khu vực châu Phi, dự kiến trong vài tuần tới sẽ là đỉnh điểm của dịch tại khu vực này. WHO cũng kêu gọi các nước nên làm nhiều xét nghiệm hơn để sàng lọc được những người đang nhiễm virus.
- Giám đốc CDC cho toàn châu Phi lên tiếng kêu gọi các nước lớn và giàu có không nên cạnh tranh nhau thiết bị y tế và phòng hộ mà nên để dành cho châu lục này nữa, bởi nếu dịch không được kiểm soát ở châu Phi thì các nước khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Châu Phi đang phải cạnh tranh mua hàng với các nước giàu hơn và thường thất thế do không có tiền. Hiện châu lục này chỉ có 5 máy thở trên 1 triệu dân.
- Tổ chức di dân quốc tế IOM kêu gọi các nước vẫn nên thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình và tiếp nhận những người dân nhập cư, đặc biệt là những người đang trôi nổi trên biển. Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi Italy thông báo đóng cửa các cảng biển và sẽ không nhận dân nhập cư nữa do đang tập trung dập dịch ở trong nước.
- Amazon cho biết đã phân công 1 nhóm riêng để xây dựng 1 phòng lab chuyên xét nghiệm cho nhân viên của mình.
- Nga và OPEC đạt được thỏa thuận tạm thời cắt giảm sản lượng dầu mỏ xuống còn 10 triệu thùng 1 ngày do ảnh hưởng của dịch bệnh, các nước như Iran, Libya và Venezuela sẽ vẫn giữ nguyên sản lượng do các lệnh cấm vận và phong tỏa dẫn đến năng suất kém.
Theo: Vnexpress, Tiền Phong, suckhoedoisong, CNN, WHO